Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Thông tin dự án Chung cư Hapulico

Dự án Hapulico Complex (Chung cư Hapulico Complex)
Du an hapulico,  chung cu hapulico, can ho hapulico
Dự án Hapulico Complex là tổ hợp các công trình khu thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp, nhà trẻ được xây dựng trên tổng diện tích đất 43.333,2m2, ở vị trí cực kỳ đắc địa: 3 mặt phố Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Phụng và Ngụy Như Kon Tum. Công trình cũng được thiết kế khá tiện ích, gồm 5 khu chính: Khu hỗn hợp gồm 2 tháp cao 24 tầng; khu A có 2 khối 21 tầng, khu B có 4 khối 17 tầng và khu nhà thấp tầng gồm 28 nhà vườn và nhà trẻ.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

CĂN HỘ PENTHOUSES 24T

Thiết kế các căn hộ Penthouse của chung cư Hapulico Complex

CĂN HỘ PENTHOUSES 21T

CĂN HỘ PENTHOUSES CÁC TÒA 21T

TÒA 17T1 - 17T2

GIỚI THIỆU VỀ CÁC TÒA 17T
Nhằm đảm bảo phù hợp với mọi gia đình, Hapulico Complex giới thiệu tới các khách hàng một số loại hình căn hộ tiêu biểu của các Tòa 17T1 và Tòa 17T2.

TÒA 21T1 - 21T2


GIỚI THIỆU VỀ CÁC TÒA 21T 
Nhằm đảm bảo phù hợp với mọi gia đình, Hapulico Complex giới thiệu tới các khách hàng một số loại hình căn hộ tiêu biểu của Tòa 21T1 và Tòa 21T2. (thiết kế căn hộ của hai tòa giống nhau)

TÒA 24T

MẶT BẰNG CĂN HỘ TÒA 24T 
Nhằm đảm bảo phù hợp với mọi gia đình, Hapulico Complex giới thiệu tới các khách hàng một số loại hình căn hộ tiêu biểu của Tòa 24T.

Thông tin dự án Chung cư Hapulico


Dự án Hapulico Complex (Chung cư Hapulico Complex)
Du an hapulico,  chung cu hapulico, can ho hapulico
Dự án Hapulico Complex là tổ hợp các công trình khu thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp, nhà trẻ được xây dựng trên tổng diện tích đất 43.333,2m2, ở vị trí cực kỳ đắc địa: 3 mặt phố Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Phụng và Ngụy Như Kon Tum. Công trình cũng được thiết kế khá tiện ích, gồm 5 khu chính: Khu hỗn hợp gồm 2 tháp cao 24 tầng; khu A có 2 khối 21 tầng, khu B có 4 khối 17 tầng và khu nhà thấp tầng gồm 28 nhà vườn và nhà trẻ.

VĂN PHÒNG CHO THUÊ


Hapulico Complex đáp ứng nhu cầu đa dạng của dân văn  phòng
Nằm ở vị trí cực kỳ đắc địa, với 3 mặt phố Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Phụng và Ngụy Như Kon Tum, dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở cao cấp Hapulico Complex được đánh giá là “điểm nhấn” cho thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội

VIDIEO DỰ ÁN HAPULICO COMPLEX






TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI


Hapulico complex - Trung tâm thương mại đẳng cấp hàng đầu Việt Nam

Tiếp giáp 3 mặt phố lớn: Vũ Trọng Phụng, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Huy tưởng, Dự án Hapulico Complex giữ một vị trí chiến lược trong quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội về phía tây, gần kề các khu vực như: Trường mầm non Sao Mai, Trường Tiểu học Phan Đình Giót, Trường PTTH Nhân Chính..), khu vực chợ xanh (Chợ Nhân Chính, chợ Thanh Xuân.. ) và các khu vực dân cư, thương mại trọng yếu khác (Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại siêu thị Big C, Tổ hợp khách sạn quốc tế Charmvit, Trường học quốc tế  Amsterdam…). Nằm ở khu vực phát triển năng động nhất Hà Nội, Hapulico Complex là địa điểm lý tưởng để các nhà bán lẻ quảng bá thương hiệu và tiếp cận với khách hàng tiềm năng là các cư dân, nhân viên văn phòng cũng như khách du lịch.

KHU CĂN HỘ CAO CẤP


Khu căn hộ cao cấp là tổng hòa của những thiết kế thông minh, không gian cảnh quan mở và một hệ thống dịch vụ tiện ích toàn diện. Các tòa nhà có thiết kế đa dạng, cao từ 17 – 24 tầng bao gồm các căn hộ với diện tích từ 77m2 đến 175 m2 và penhouses với diện tích  241m2 đến 245m2 được thiết kế thông minh, gói nội thất hoàn hảo thỏa mãn lựa chọn đa dạng của mọi gia đình.

TIỆN ÍCH

Được thiết kế với mong muốn tạo ra những ngôi nhà mang phong cách riêng – đem đến cho cư dân một môi trường sống an toàn và gắn kết với thiên nhiên.
Một không gian sinh hoạt song hành
Một không gian sinh hoạt song hành cùng các không gian chức năng hiện đại và đẳng cấp được thực hiện nhằm phục vụ tối đa nhu cầu thiết yếu của cư dân tại đây như:

Tiền lệ xấu từ vụ Hapulico


Từ vụ việc tại Hapulico Complex, cổ đông lớn của các công ty có cổ phiếu dưới mệnh giá sẽ mượn danh nghĩa vay tiền để rút vốn bằng mệnh giá?

Hà Nội: Tòa án đưa vụ “lình xình” tại Hapulico ra xét xử


Ông Nguyễn Văn Bốn, thẩm phán TAND TP. Hà Nội vừa ký Quyết định đưa ra xét xử vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm về việc tranh chấp thành viên công ty với công ty tại Hapulico.

Chứng cứ mới về dấu hiệu giả mạo hồ sơ trong vụ án Hapulico


Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an đã sử dụng 14 văn bản có chữ ký và bút tích của ông Nguyễn Tiến Trung làm tài liệu mẫu so sánh. Ngày 15/11/2011 đã có văn bản số 381/C54-P5 về việc trả lời kết quả giám định.

Có dấu hiệu giả mạo hồ sơ trong vụ án Hapulico


Ngày 17/10 vừa qua, TAND TP. Hà Nội đã thụ lý vụ án kinh doanh thương mại số 149/2011/TLST-KDTM về việc tranh chấp thành viên công ty với công ty, giữa Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình và Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hapulico.
Cùng chung lưng đấu cật ngay từ những ngày gian khó để lập ra Công ty CP Đầu tư bất động sản Hapulico, thực hiện dự án bất động sản rộng hơn 43 ngàn m2 tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng. Đến ngày “đơm hoa kết trái”, một cổ đông bị "gạt" ra ngoài.
Công ty Cổ phần Tư vấn – Đầu tư xây dựng Ba Đình (gọi tắt là Công ty Ba Đình) là nguyên đơn trong vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp thành viên công ty với công ty với bị đơn là Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hapulico (gọi tắt là Công ty Hapulico) có trụ sở tại số 1, đường Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 01/08/2009 và Nghị quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBT ngày 11/08/2009 của Đại hội đồng cổ đông Công ty Hapulico và xác định Công ty Ba Đình là cổ đông sáng lập, sở hữu 2.640.000 cổ phần phổ thông, chiếm 24% vốn điều lệ của Công ty Hapulico.
Bởi 2 Nghị quyết nêu trên không đúng về trình tự, thủ tục và có nội dung trái với quy định của pháp luật là bãi miễn tư cách cổ đông sáng lập của Công ty Ba Đình trong Công ty Hapulico với mục đích để tước bỏ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Ba Đình tại Công ty Hapulico nhằm chiếm đoạt tài sản của Công ty Ba Đình tại Dự án bất động sản rộng 43.332,2m2 ở số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội.  
Vụ án này đã được Tòa án 3 cấp xét xử: Sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 14/2011/KDTM-GĐT ngày 14/9/2011 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 21/2011/KDTM-PT ngày 27/01/2011 của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 11/2010/KDTM-ST ngày 15/1/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại với nội dung chấp nhận toàn bộ Quyết định kháng nghị số 07/2011/KDTM-KN ngày 28/6/2011 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Đoàn Trọng Bằng, Công ty Luật TNHH Đại Việt là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Ba Đình tại Tòa án, cho biết: “Hiện nay, TAND TP. Hà Nội đã thụ lý vụ án kinh doanh thương mại số 149/2011/TLST-KDTM về việc tranh chấp thành viên công ty với công ty, giữa Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình và Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hapulico.
Mới đây, chúng tôi đã phát hiện dấu hiệu giả mạo hồ sơ trong vụ án này. Cụ thể, tại Biên bản họp HĐQT Công ty Hapulico ngày 30/3/2009 có 3 trang, thù chỉ có 2 trang có chữ ký của ông Nguyễn Tiến Trung, còn 1 trang không có chữ ký của ông Trung. Do vậy, chúng tôi đang đề nghị Cơ quan Công an giám định biên bản cuộc họp này, đảm bảo sự trung thực và quyền lợi của các bên liên quan trong vụ việc”.
Dư luận đang chờ đợi Hội đồng xét xử của TAND TP. Hà Nội tới đây sẽ công tâm, vô tư, khách quan và có bản lĩnh theo tinh thần “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”.
 
Ngày 18/8/2011, Văn phòng TW Đảng có Công văn số 38-GB/VPTW/TT thông báo đã chuyển đơn của Công ty Ba Đình đến Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết cụ thể theo thẩm quyền, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Ngày 14/9/2011, Văn phòng Quốc hội có Công văn số 1671/VPQH-HC với nội dung: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chuyển đơn của Công ty Ba Đình đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, và Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.
Ngày 19/9/2011, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn số 765/VPCTN-PL với nội dung: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn của Công ty Ba Đình đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả để Chủ tịch nước biết.
 
Dân Trí

Các thành viên Hapulico chờ đợi phán quyết công tâm từ Tòa án


Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã tuyên hủy án sơ thẩm và phúc thẩm vụ án tranh chấp giữa các thành viên của Hapulico. Vậy, tại tòa án, các thành viên này đã “tố” nhau những gì? Vì sao qua 3 lần xét xử, vụ việc vẫn chưa ngã ngũ?
Cùng chung lưng đấu cật ngay từ những ngày gian khó để lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Hapulico, thực hiện dự án bất động sản rộng 43.332,2m2 tại Hà Nội. Đến ngày “đơm hoa kết trái”, các thành viên đã kiện nhau ra tòa. (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
 
Phản bác của bị đơn
Công ty Hapulico là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở Hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh số 999/2007/HĐNTHTKD ngày 10/08/2007 giữa 05 cổ đông sáng lập, với số vốn điều lệ ban đầu là 110.000.000.000 đồng, trong đó: Công ty TNHH nhà nước một thành viên chiếu sáng và thiết bị đô thị góp 38.500.000.000 đồng, chiếm 35% vốn điều lệ; Công ty cổ phần điện – chiếu sáng góp 5.500.000.000 đồng, chiếm 5% vốn điều lệ; Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và thương mại góp 28.600.000.000 đồng, chiếm 26% vốn điều lệ; Công ty cổ phần hội chợ quảng cáo thương mại Việt Mỹ góp 11.000.000.000 đồng, chiếm 10% vốn điều lệ; Công ty Ba Đình góp 26.400.000.000 đồng, chiếm 24% vốn điều lệ.
Tại hợp đồng nguyên tắc số 999/2007/HĐNTHTKD ngày 10/08/2007, 04 cổ đông đã nhất trí hỗ trợ việc góp thay cho Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên chiếu sáng và thiết bị đô thị toàn bộ 35% vốn góp theo tỷ lệ mỗi đơn vị.
Công ty Hapulico được chính thức thành lập kể từ ngày 20/05/2008 thep Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024766 do ông Nguyễn Tiến Trung được cử làm Tổng giám đốc và là đại diện theo pháp luật của Công ty (ông Trung cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị - đại diện theo pháp luật và đang nắm giữ 98% vốn điều lệ của Công ty Ba Đình).
Công ty Ba Đình yếu kém về kinh tế, sau khi ký hợp đồng nguyên tắc số 999/2007/HĐNTHTKD thì ngày 28/01/2008, Công ty Ba Đình (do ông Trung giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị) đã ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính với thời hạn vay là 02 ngày nhằm mục đích xác nhận số dư tài khoản của Công ty Ba Đình là có khả năng góp vốn đầu tư vào dự án. Ngày 14/02/2008, Ngân hàng đã chuyển vào tài khoản của Công ty Ba Đình là 41.500.000.000 đồng và đến ngày 15/04/2008 Công ty Ba Đình phải trả ngay số tiền đã vay cùng với lãi là 3.459.300 đồng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.
Để có tiền góp vốn vào liên doanh (theo thỏa thuận) thì ngày 14/04/2008 Công ty Ba Đình đã ký hợp đồng tín dụng ngắn hạn vay của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và thương mại với số tiền 24.000.000.000 đồng trong thời hạn vay 6 tháng. Sau đó, Công ty Ba Đình nộp 21.000.000.000 đồng vào tài khoản của Công ty TNHH nhà nước một thành viên chiếu sáng và thiết bị đô thị.
Việc góp vốn lẽ ra Công ty Ba Đình phải góp đủ số tiền 40.615.385.000 đồng trước khi thành lập Công ty, nhưng đến thời điểm ngày 14/04/2008 mới góp được 21.000.000.000 đồng, còn thiếu 19.615.385.000 đồng.
Khi Công ty Hapulico được thành lập (ngày 20/05/2008) thì Công ty Ba Đình đã vi phạm việc góp vốn theo hợp đồng nguyên tắc số 999/2007/HĐNTHTKD. Thời điểm này ông Trung được cử làm Tổng giám đốc – đại diện theo pháp luật của Công ty Hapulico nên ngày 10/06/2008 đã dùng tài sản của Công ty Hapulico bảo lãnh cho Công ty Ba Đình vay 20.000.000.000 của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Chi nhánh Trung Hòa Nhân Chính (theo hợp đồng bảo lãnh số 0806THNC001/HĐTD). Số tiền này Công ty Ba Đình vay thời hạn 01 tháng (mà không phải thế chấp tài sản) để góp vốn điều lệ vào Công ty Hapulico.
Quá trình thực hiện rút vốn đã góp: Do không có tiền để góp vốn điều lệ nên Công ty Ba Đình đã đi vay như nêu trên và thực tế không có nguồn tiền để trả nợ. Do đó, ông Trung với tư cách là Tổng giám đốc Công ty Hapulico đã tự ý ký 03 hợp đồng tín dụng để cho Công ty Ba Đình vay tiền (Công ty Ba Đình do ông Trung làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và bà Phạm Thị Ngọc Trâm làm Quyền Tổng giám đốc, bà Trâm còn được ông Trung cử làm thủ quỹ Công ty Hapulico) gồm: Hợp đồng tín dụng số 01 ngày 19/06/2008; Hợp đồng tín dụng số 03 ngày 19/08/2008; Hợp đồng tín dụng số 07 ngày 30/09/2008 (thời hạn vay là 6 tháng).
Mục đích ghi hợp đồng vay tiền để kinh doanh nhưng thực tế là rút vốn và che giấu việc rút vốn, bởi vì: ngày 20/06/2008 là ngày rút vốn lần đầu với số tiền rút là 20.200.000.000 đồng, số tiền này là để trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội số tiền 20.105.000.000 đồng; ngày 21/06/2008 đã rút tiếp 13.800.000.000 đồng để trả nợ cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và thương mại; ngày 19/08/2008 đã rút 1.000.000.000 đồng; ngày 02/10/2008 rút 10.000.000.000 đồng để trả cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và thương mại.
Như vậy, tính đến ngày 20/08/2008 (ngày cuối cùng các cổ đông phải hoàn thành việc góp vốn theo quy định của Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp) thì số tiền Công ty Ba Đình góp vốn đã được lần lượt tiến hành rút ra bằng hình thức gian dối và còn chiếm dụng của Công ty Hapulico số tiền 4.000.000.000 đồng.
Việc xử lý rút vốn đối với Công ty Ba Đình: Sau khi phát hiện những sai phạm của ông Nguyễn Tiến Trung (trong thời gian làm Tổng giám đốc Công ty Hapulico) thì ngày 28/11/2008 Đại hội đồng cổ đông Công ty Hapulico đã tiến hành họp và quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc Công ty Hapulico của ông Nguyễn Tiến Trung và bổ nhiệm ông Trần Quý Lợi thay thế.
Việc ông Trung rút vốn bị phát hiện và nhắc nhở tại nhiều cuộc họp HĐQT Công ty Hapulico…
Ngày 01/08/2009, Đại hội cổ đông đã quyết định hủy bỏ tư cách cổ đông của Công ty Ba Đình. Ngày 11/08/2009, Công ty Hapulico đã áp dụng khoản 3 Điều 84 Luật Doanh nghiêph và khoản 3 Điều 12 Điều lệ Công ty để các cổ đông khác góp thay và các cổ đông khác đã góp đầy đủ vốn của Công ty Ba Đình.
Từ những căn cứ nêu trên, bị đơn là Công ty Hapulico đề nghị: Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; Giữ nguyên yêu cầu phản tố về việc hoàn trả số tiền 4.000.000.000 đồng gốc và 520.000.000 đồng tiền lãi quá hạn do Công ty Ba Đình chiếm giữ bất hợp pháp.
 
Cơ sở của nguyên đơn
Theo đơn khởi kiện đề ngày 31/08/2009 và các lời khai trong quá trình tố tụng của nguyên đơn là Công ty Ba Đình cho thấy: Công ty Ba Đình là cổ đông sáng lập sở hữu 2.640.000 cổ phần, tương đương 24% vốn góp trong Công ty Hapulico. Người đại diện theo pháp luật của Công ty Ba Đình đồng thời là ủy viên HĐQT Công ty Hapulico.
Công ty Ba Đình đã góp đủ số vốn theo Điều lệ công ty và trở thành cổ đông sáng lập của Công ty Hapulico. Việc góp vốn được chứng minh bằng chứng từ nộp tiền mặt 21.000.000.000 đồng ngày 14/04/2008 và 20.000.000.000 đồng ngày 11/06/2009. Tại biên bản họp HĐQT số 04/01/BB-HĐQT ngày 17/07/2009 các thành viên hội đồng quản trị vẫn thừa nhận Công ty Ba Đình đã nộp số tiền phải góp là 40.615.385.000 đồng vào tái khoản của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên chiếu sáng và thiết bị đô thị.
Theo Hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh ngày 10/08/2007 thì việc thành lập Công ty Hapulico gồm 5 pháp nhân, trong đó Công ty Ba Đình đã góp đủ số tiền 21.000.000.000 đồng chiếm 24% vốn điều lệ và góp thay Công ty TNHH nhà nước một thành viên chiếu sáng và thiết bị đô thị 20.000.000.000 đồng (phần vốn tương ứng), tổng cộng là 41.000.000.000 đồng. Ông Nguyễn Tiến Trung là Chủ tịch HĐQT Công ty Ba Đình được bầu vào HĐQT Công ty Hapulico và giữ chức Tổng Giám đốc – người đại diện theo pháp luật của Công ty Hapulico.
Khi ông Trung giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty Hapulico, căn cứ vào tình hình thực tế các dự án và các hoạt động kinh doanh khác chưa triển khai nên Công ty Hapulico chưa có nhu cầu sử dụng các khoản vốn trên. Để duy trì và phát triển vốn của Công ty Hapulico, ông Trung đã cho một số đối tác vay tiền để lấy lãi về cho Công ty Hapulico, trong đó có Công ty Ba Đình vay 45.000.000.000 đồng theo 03 hợp đồng tín dụng.
Sau khi ông Trung không còn làm Tổng giám đốc Công ty Hapulico nữa thì ông Trần Quý Lợi với tư cách là Tổng giám đốc Công ty Hapulico ký Công văn số 03 ngày 13/04/2009 với nội dung “tính đến ngày 13/04/2009, tổng số nợ gốc và lãi vay Công ty Ba Đình nợ Công ty Hapulico là 50.456.783.333 đồng” vả đòi Công ty Ba Đình trả nợ. Như vậy, Công ty Hapulico thừa nhận mối quan hệ vay nợ này.
Ngày 06/08/2009, Công ty Ba Đình đã thu xếp tài chính và chuyển trả toàn bộ số tiền vay của 03 hợp đồng tín dụng vào tài khoản của Công ty Hapulico được ghi trên hợp đồng vay, nhưng số tiền này lại được chuyển lại vào tài khoản của Công ty Ba Đình. Như vậy, Công ty Ba Đình đã trả nợ theo 03 hợp đồng tín dụng nhưng Công ty Hapulico cố tình không nhận tiền thì Công ty Hapulico phải tự chịu trách nhiệm về việc không nhận tiền của mình.
Việc Công ty Hapulico cho rằng Công ty Ba Đình vay vốn đồng nghĩa với việc Công ty Ba Đình đã rút vốn góp nên đã tổ chức lấy ý kiến cổ đông nhằm bãi miễn tư cách cổ đông sáng lập của Công ty Ba Đình tại Công ty Hapulico là không đúng, vì:
Thứ nhất, Công ty Ba Đình hoàn toán đủ tư cách là cổ đông sáng lâpj chiếm 24% vốn góp của Công ty Hapulico theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, đây là quan hệ vay nợ giữa Công ty Hapulico và Công ty Ba Đình.
Do vậy, không có cơ sở pháp lý để cho rằng Công ty Ba Đình đã tự ý rút vốn tại Công ty Hapulico để bãi miễn tư cách cổ đông của Công ty Ba Đình.
Việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhằm bãi miễn tư cách cổ đông của Công ty Ba Đình là trái pháp luật, bởi:
Công ty Hapulico viện dẫn khoản 3, Điều 12, Điều lệ Công ty và khoản 3, Điều 84 Luật Doanh nghiệp là không đúng, vì các điều luật này áp dụng đối với trường hợp cổ đông chưa góp đủ số vốn đã đăng ký trong khi Công ty Ba Đình chuyển đầy đủ số tiền góp vốn vào tài khoàn thông qua ngân hàng.
Hơn nữa, việc Công ty Ba Đình nộp đủ còn được Công ty Hapulico thừa nhận trong Thông báo số 32/2009/TB-HĐQT ngày 13/08/2009 thông báo kết quả kiểm phiếu “bãi miễn” từ cách cổ đông của Công ty Ba Đình là “thứ hai: lựa chọn phương án huy động vốn theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 84 Luật Doanh nghiệp và điểm b khoản 3 Điều 12 Điều lệ Công ty để góp thay số vốn mà Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình đã rút (không góp lại theo cam kết) cùng các khoản hỗ trợ theo hợp đồng 999/2007/HĐNTHTKD ngày 10/08/2007”. Như vậy, chính đại hội đồng cổ đông cỷa Công ty Hapulico đã thừa nhận rằng Công ty Ba Đình fđã góp vốn (vì có góp vốn thì mới có “rút vốn” như Hapulico khẳng định).
Theo quy định tại Điều 105 Luật Doanh nghiệp về thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông là do HĐQT thực hiện. Tuy nhiên, tại phiên họp HĐQT Công ty Hapulico ngày 17/04/2009 thì ông Nguyễn Tiến Trung với tư cách là Ủy viên HĐQT vắng mặt có lý do nhưng một số thành viên HĐQT vẫn tiến hành thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để bãi miễn tư cách cổ đông của Công ty Ba Đình.
Mặc dù, không có đầy đủ thành viên trong HĐQT, nhưng biên bản vẫn ghi tỷ lệ biểu quyết là 100% và không có chữ ký của ông Nguyễn Tiến Trung. Bất chấp sự phản đối của Công ty Ba Đình, ngày 14/08/2009 Công ty Ba Đình nhận được văn bản số 32/2009/TB-HĐQT đề ngày 13/08/2009 của Công ty Hapulico với nội dung “bãi miễn tư cách cổ đông của Công ty Ba Đình kể từ ngày 01/08/2009; bãi miễn chức danh Ủy viên Hội đồng quản trị của ông Nguyễn Tiến Trung từ ngày 11/08/2009”. Đồng thời Công ty Hapulico đã quyết định cho một số cổ đông sáng lập khác góp thay phần vốn góp của Công ty Ba Đình trong khi Công ty Ba Đình chưa bao giờ rút vốn khỏi Công ty Hapulico.
Công ty Ba Đình khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết các yêu cầu sau:
Hủy kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản ngày 01/08/2009 của Hội đồng quản trị Công ty Hapulico và Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 01/08/2009 về việc tập hợp phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
Hủy bỏ Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông số 31/BB/ĐHCĐBT ngày 11/08/2009 và Nghị quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBTBT ngày 11/08/2009 của Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty Hapulico.
Tuyên bố tất cả những việc làm nhằm bãi miễn tư cách cổ đông của Công ty Ba Đình tại Công ty Hapulico là trái pháp luật.
Đối với yêu cầu phản tố của Công ty Hapulico thì Công ty Ba Đình khẳng định đã trả tiền qua tài khoản ngân hàng nhưng Công ty Hapulico không nhận; do vậy, bị đơn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không nhận tiền của mình; đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. 
Theo thông tin mới nhất của PV Báo Dân trí nhận được, ngày 17/10 vừa qua, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã thụ lý vụ án kinh doanh thương mại số 149/2011/TLST-KDTM về việc tranh chấp thành viên công ty với công ty, giữa Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình và Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hapulico.
Dư luận đang chờ đợi Hội đồng xét xử của TAND TP. Hà Nội tới đây sẽ công tâm, vô tư, khách quan và có bản lĩnh theo tinh thần “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”.
 
Dân Trí

Vì sao mỗi cấp tòa tuyên một kiểu?


Thời gian qua đông đảo bạn đọc quan tâm đến vụ kiện giữa các thành viên của Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hapulico. Bởi, mỗi cấp tòa án lại đưa ra phán quyết khác nhau, khiến các doanh nghiệp phải lao đao theo kiện!
Cùng chung lưng đấu cật ngay từ những ngày gian khó để lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Hapulico, thực hiện dự án bất động sản rộng 43.332,2m2 tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đến ngày “đơm hoa kết trái”, các thành viên đã kiện nhau ra tòa. (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
 
Để rộng đường dư luận, Dân trí tiếp tục thông tin chi tiết về Quyết định giám đốc thẩm mới đây của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về vụ án này.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 14/2011/KDTM-GĐT ngày 14/9/2011 nêu rõ: Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hapulico (Công ty Haphulico) được thành lập trên cơ sở Hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh số 999/2007/HĐNTHTKD ngày 10/8/2007 giữa 05 doanh nghiệp (gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên chiếu sáng và thiết bị đô thị; Công ty cổ phần điện – chiếu sáng; Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và thương mại; Công ty cổ phần hội chợ quảng cáo thương mại Việt Mỹ; Công ty Ba Đình) và được cấp giấy đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 20/05/2008 (thay đổi lần 1 ngày 05/06/2008 và thay đổi lần 2 ngày 02/12/2008).
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu thì Công ty Hapulico có vốn điều lệ là 110.000.000.000 đồng; những doanh nghiệp nêu trên là cổ đông sáng lập, trong đó Công ty Ba Đình là một cổ đông sáng lập với 2.640.000 cổ phần, giá trị là 26.400.000.000 đồng, tương đương 24% vốn điều lệ; người đại diện theo pháp luật của Công ty Hapulico là ông Nguyễn Tiến Trung – Tổng giám đốc.
Theo hợp đồng nguyên tắc số 999/2007/HĐNTHTKD ngày 10/8/2007 thì đợt 1 Công ty Ba Đình phải thực hiện việc góp vốn với số tiền là 40.615.385.000 đồng (bao gồm vốn điều lệ của Công ty Ba Đình 26.400.000.000 đồng và phần nộp thay cho Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên chiếu sáng và thiết bị đô thị 14.215.385.000 đông).
Thực hiện thỏa thuận trên, ngày 14/4/2008, Công ty Ba Đình đã vay 21.000.000.000 đồng (thời hạn vay 6 tháng) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và thương mại để thực hiện việc góp vốn. Ngày 10/6/2008, ông Trung với tư cách là Tổng giám đốc Hapulico đã dùng số tiền 21.000.000.000 đồng trong tài khoản của Công ty Hapulico ký hợp đồng bảo lãnh cho Công ty Ba Đình vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội số tiền 20.000.0000.000 (thời hạn vay 1 tháng) và dùng số tiền này để tiếp tục thực hiện việc góp vốn. như vậy, tính đến ngày 10/6/2008, Công ty Ba Đình đã thực hiện góp đủ vốn điều lệ thành lập Công ty Hapulico theo cam kết.
Sau 9 ngày kể từ ngày góp đủ vốn điều lệ, vào các ngày 19/06/2008, 19/08/2008 và 30/09/2008, ông Trung là Tổng giám đốc Công ty Hapulico (đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Ba Đình) đã tự ý ký 03 hợp đồng cho Công ty Ba Đình vay tổng số 45.000.000.000 đồng (vượt cả số tiền vốn đã góp là 4.000.000.000 đồng) mà không được phép của Hội đồng quản trị Công ty Hapulico. Bà Phạm Thị Ngọc Trân được ông Trung bổ nhiểm làm Quyền giám đốc Công ty Ba Đình và thủ quỹ của Công ty Hapulico ký đại diện bên vay. Công ty Ba Đình đã dùng số tiền vay này để trả nợ ngay chính hai đơn vị mà Công ty Ba Đình đã vay để góp vốn điều lệ.
Khi phát hiện việc làm sai trái của ông Trung, Hội đồng quản trị Công ty Hapulico đã nhiều lần họp yêu cầu Công ty Ba Đình hoàn trả lại số tiền đã rút ra dưới hình thức hợp đồng tín dụng. Tại cuộc họp ngày 30/03/2009 ông Trung đã cam kết Công ty Ba Đình sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp đủ số tiền trong 4 tháng năm 2009, nhưng sau đó không thực hiện, nên ngày 03/04/2009 Hội đồng quản trị kết luận nếu ngày 30/4/2009 Công ty Ba Đình không hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì phải xử lý theo quy định của Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị Công ty Hapulico tiếp tục họp ngày 17/04/2009 (ông Trung báo vắng mặt) đã xác định việc ông Trung cho Công ty Ba Đình vay tiền là tự ý rút vốn và ấn định thời hạn hết ngày 30/06/2009 Công ty Ba Đình phải thực hiện việc góp vốn lại, nếu không góp vốn lại thì kể từ ngày 01/07/2009 trở đi các nghĩa vụ trên của Công ty Ba Đình sẽ không được chấp nhận nữa..., nhưng hết ngày 30/06/2009 Công ty Ba Đình vẫn không thực hiện việc góp vốn lại.
Tại Báo cáo tài chính năm 2008 của Công ty Ba Đình (đã được kiểm toán) cũng không ghi nhận có các khoản vay nợ của Công ty Hapulico, vì Công ty Ba Đình đã dùng số tiền thông qua hợp đồng vay trả thẳng cho hai đơn vị do Công ty Ba Đình vay để góp vốn.
Theo quy định lại Điều 80 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì cổ đông có nghĩa vụ “1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh..., không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi Công ty dưỡi mọi hình thức...”.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì thấy mặc dù luật đã nghiêm cấm việc rút vốn dưới mọi hình thức, nhưng trên thực tế ông Trung lợi dụng chức vụ Tổng giám đốc Công ty Hapulico đã sử dụng vốn của Công ty Hapulico bảo lãnh cho Công ty Ba Đình vay tiền và dùng số tiền vay này để góp vốn cho Công ty Hapulico. Sau đó, đã sử dụng hợp đồng tín dụng để hợp thức hóa cho Công ty Ba Đình rút vốn ra trả các khoản nợ đã vay ngắn hạn để góp vốn trước đây của mình. Đây là hình thức sử dụng hợp đồng tín dụng để che đậy việc rút vốn, không chỉ lấy lại toán bộ mà còn cho lấy vượt quá số vốn đã góp là 4.000.000.000 đồng bắt đầu chỉ sau 9 ngày, kể từ ngày góp đủ vốn theo thỏa thuận. Như vậy, trong thời hạn Luật Doanh nghiệp quy định các cổ đông phải góp vốn thì Công ty Ba Đình không còn vốn góp tại Công ty Hapulico.
Theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì “Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của Công ty cổ phần” nên việc Công ty Ba Đình không còn vốn góp  và không còn sở hữu một cổ phần nào tại Công ty Hapulico thì đương nhiên không còn là cổ đông của Công ty Hapulico. Do Công ty Ba Đình đã rút toàn bộ vốn, không có tiền nộp lại (khi có yêu cầu) và không thực hiện lời hứa góp lại vốn, nên trong trường hợp này, Hội đồng quản trị Công ty Hapulico tiến hành thể thức lấy ý kiến cổ đông để thông qua quyết định xóa tên Công ty Ba Đình trong danh sách cổ đông và huy động cổ đông khác góp vốn, đồng thời đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm thực hiện tổ chức lại Công ty theo điểm i khoản 2 điều 96 Luật Doanh nghiệp.
Do không có điều luật nào buộc phải ra quyết định bãi miễn cổ đông sáng lập, nên việc Đại hội đồng cổ đông Công ty Hapulico sau khi lấy ý kiến của các cổ đông đã ra quyết định số 29/2009/QĐĐHĐCĐ ngày 01/08/2009 để bãi miễn tư cách cổ đông của Công ty Ba Đình trong trường hợp náy là không cần thiết; nhưng việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để họp và thông qua quyết định bãi miễn chức danh ủy viên hội đồng quản trị của ông Nguyễn Tiến Trung tại Công ty Hapulico, tiến hành sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty, chọn hình thức góp đủ vốn điều lệ theo quy định tại Điều 96, 97 Luật Doanh nghiệp và Điều 26 Điều lệ Công ty là có căn cứ.
Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 80 Luật Doanh nghiệp nhận định Công ty Ba Đình đã rút vốn để không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Ba Đình; chấp nhận yêu cấu phản tố của Công ty Hapulico là có căn cứ. Tuy nhiên, việc Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng khoản 11 Điều 4 mà lại áp dụng khoản 3 Điều 84 Luật Doanh nghiệp là chưa chính xác, vì đó là điều luật đề cập đến trường hợp cố đông sáng lập chưa góp đủ số vốn đã đăng ký.
Mặt khác, trong quá trình tố tụng có lúc Công ty Hapulico yêu cầu bồi thường thiệt hại 1% của 4.000.000.000 đồng với thời gian chiếm dụng là 13 tháng, có lúc yêu cầu tiền lãi phát sinh là 520.000.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ Công ty Hapulico yêu cầu bồi thường thiệt hại hay tính lãi của 4.000.000.000 đồng; chưa làm rõ Công ty Ba Đình có trả tiền tại thời điểm tháng 8/2009 nhưng Công ty Hapulico không nhận như trình bày của Công ty Ba Đình hay không để có cơ sở xem xét yêu cầu tính lãi số tiền 4.000.000.000 đồng của Công ty Hapulico.
Tòa án cấp sơ thẩm cũng không chỉ rõ áp dụng quy định nào của pháp luật để tính lãi, mà đã buộc Công ty Ba Đình hoàn trả 4.000.000.000 đồng cùng tiền lãi phát sinh 520.000.000 đồng là chưa chính xác. Về án phí: Tòa án cấp sơ thẩm tuyên sung công quỹ 1.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí của Công ty Ba Đình cũng không đúng.
Tòa án phúc thẩm không thấy được giữa yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn với yêu cấu phản tố của bị đơn có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời; do đó, khi xét xử đã không xem xét đầy đủ, toàn diện, không đánh giá đúng bản chất tranh chấp và yêu cầu của hai bên, dẫn đến giữa phần nhận định của bản án với phần quyết định mâu thuẫn nhau, cụ thể là tại phần xét thấy bản án có nhận định: “Do các bên không có yêu cầu giải quyết đối với 3 hợp đồng vay tài sản... Tòa án không có quyền xem xét” nhưng tại phần quyết định lại tuyên “Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn...” là đã xét xử một phần trong tổng số tiền của 3 hợp đồng tín dụng.
Việc Công ty Ba Đình rút nhiều hơn số tiền mà Công ty Ba Đình đã đóng góp là có thực, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại bác yêu cầu là không đúng. Đây là sai lầm nghiêm trọng về pháp luật tố tụng và nội dung.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao Quyết định: Hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 21/2011/KDTM-PT ngày 27/01/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 11/2010/KDTM-ST ngày 15/01/2010, của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội về vụ án kinh doanh thương mại giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình với bị đơn là Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hapulico; người có quyền, nghĩa vụ liên quan là Công ty cổ phần hội chợ quảng cáo thương mại Việt Mỹ; Công ty cổ phần điện – chiếu sáng và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Thương mại.
 
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
 
Theo thông tin mới nhất của PV Dân trí nhận được, ngày 17/10 vừa qua, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã thụ lý vụ án kinh doanh thương mại số 149/2011/TLST-KDTM về việc tranh chấp thành viên công ty với công ty, giữa Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình và Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Hapulico.
 
Dân Trí

Quyết định Giám đốc thẩm hủy cả án sơ thẩm và phúc thẩm


 Vừa qua, Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã tuyên hủy bản án phúc thẩm số 21/2011/KDTM-PT của Tòa án phúc thẩm và bản án sơ thẩm số 11/2010/KDTM-ST của TAND TP. Hà Nội về việc tranh chấp giữa các thành viên Công ty Hapulico.
Cùng chung lưng đấu cật ngay từ những ngày gian khó để lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Hapulico, thực hiện dự án bất động sản rộng 43.332,2m2 tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đến ngày “đơm hoa kết trái”, các thành viên đã kiện nhau ra tòa.
Công ty Cổ phần Tư vấn – Đầu tư xây dựng Ba Đình (gọi tắt là Công ty Ba Đình) là nguyên đơn trong vụ án "kinh doanh, thương mại về tranh chấp thành viên công ty với công ty" với bị đơn là Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hapulico (gọi tắt là Công ty Hapulico) có trụ sở tại số 1, đường Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy bỏ Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 01/08/2009 và Nghị quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBT ngày 11/08/2009 của Đại hội đồng cổ đông Công ty Hapulico và xác định Công ty Ba Đình là cổ đông sáng lập, sở hữu 2.640.000 cổ phần phổ thông, chiếm 24% vốn điều lệ của Công ty Hapulico.
Bởi 2 Nghị quyết nêu trên không đúng về trình tự, thủ tục và có nội dung trái với quy định của pháp luật là bãi miễn tư cách cổ đông sáng lập của Công ty Ba Đình trong Công ty Hapulico với mục đích để tước bỏ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Ba Đình tại Công ty Hapulico nhằm chiếm đoạt tài sản của Công ty Ba Đình tại Dự án bất động sản rộng 43.332,2m2 ở số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội.  
Bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại Hà Nội được nhiều Luật gia và cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam hoan nghênh và đánh giá là chính xác, đúng bản chất và các tình tiết khách quan của vụ án và đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.
Vụ án này đã được Tòa án các cấp xét xử từ sơ thẩm tới phúc thẩm. Tại bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 21/2011/KDTM-PT ngày 27/01/2011 Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định:
“1. Hủy bỏ Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 01/08/2009 của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Hapulico và Nghị quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBT ngày 11/08/2009 của Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2009 của Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hapulico.
2. Xác định Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình là cổ đông sáng lập, sở hữu 2.640.000 cổ phần phổ thông, chiếm 24% vốn điều lệ của Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hapulico”.
Với những nhận định rất rõ ràng, chặt chẽ với những phân tích sâu sắc đối chiếu với các quy định của pháp luật để kết luận là 2 Nghị quyết nêu trên của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hapulico đã có những sai phạm, cụ thể là: 1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty; 2. Trình tự, thủ tục ra 2 quyết định và nhất là nội dung của 2 quyết định nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Tuy nhiên, ngày 28/06/2011 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao lại có Quyết định kháng nghị số 07/2011/KDTM-KN đối với bản án phúc thẩm số 21/2011/KDTM-PT ngày 27/01/2011 nêu trên của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.
Ngày 18/8/2011, Văn phòng TW Đảng có Công văn số 38-GB/VPTW/TT thông báo đã chuyển đơn của Công ty Ba Đình đến Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết cụ thể theo thẩm quyền, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Ngày 14/9/2011, Văn phòng Quốc hội có Công văn số 1671/VPQH-HC với nội dung: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chuyển đơn của Công ty Ba Đình đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật.
Ngày 19/9/2011, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn số 765/VPCTN-PL với nội dung: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn của Công ty Ba Đình đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả để Chủ tịch nước biết.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 14/2011/KDTM-GĐT ngày 14/9/2011 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 21/2011/KDTM-PT ngày 27/01/2011 của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 11/2010/KDTM-ST ngày 15/1/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại với nội dung chấp nhận toàn bộ Quyết định kháng nghị số 07/2011/KDTM-KN ngày 28/6/2011 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Hiện nay, Công ty Ba Đình đã có đơn khiếu nại toàn bộ Quyết định giám đốc thẩm nêu trên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Dân Trí

Tòa phúc thẩm hủy bỏ Quyết định của Hapulico


Không chỉ vạch ra những chứng cứ cho thấy tòa cấp sơ thẩm suy diễn không có căn cứ trong quá trình xét xử vụ “lình xình” tại Hapulico, bản án của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao còn “điểm mặt” nhiều điều bất thường khác của tòa án cấp dưới trong vụ việc này.
Cùng chung lưng đấu cật ngay từ những ngày gian khó để lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Hapulico, thực hiện dự án bất động sản rộng 43.332,2m2 tại số 1 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đến ngày “đơm hoa kết trái”, Công ty Ba Đình bị "gạt" ra ngoài. (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Vi phạm Luật Doanh nghiệp
Tại bản án phúc thẩm số 21/2011/KDTM-PT ngày 27/01/2011 Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội nêu rõ:Khoản 2 Điều 105 Luật Doanh nghiệp và khoản 34.2 Điều 34 Điều lệ của Hapulico quy định về thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông như sau: “Hội đồng quản trị phải chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo quyết định của Đại hội cổ đông và các tài liệu giải trình dự thảo quyết định và tài liệu giải trình dự thảo quyết định. Phiếu lấy ý kiến kèm theo dự thảo quyết định và tài liệu giải trình phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến địa chỉ thường trú từng cổ đông”.
Ngày 1/7/2009, HĐQT Công ty Hapulico ra Quyết định số 23/2009/QĐ-HĐQT về việc lấy ý kiến bằng văn bản thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông với nội dung: Bãi miễn tư cách cổ đông của Công ty Ba Đình.
Tuy nhiên, ngoài phiếu lấy ý kiến nêu trên thì không gửi kèm theo dự thảo quyết định của Đại hội đồng cổ đông và các tài liệu giải trình dự thảo quyết định; không gửi phiếu lấy ý kiến và các tài liệu kèm theo cho cổ đông là Công ty Ba Đình theo quy định của pháp luật.
Thực tế quá trình giải quyết vụ kiện, các tài liệu liên quan đến việc lấy ý kiến bằng văn bản cũng như các tài liệu kèm theo khi tiến hành Đại hội đồng cổ đông không có trong hồ sơ vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Vì vậy, có căn cứ để xác định: Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 1/8/2009 của Đại hội đồng cổ đông Hapulico đã không thực hiện đúng trình tự và thủ tục ra quyết định tại khoản 2, Điều 105 Luật Doanh nghiệp và Điều 34 Điều lệ Công ty.
Như vậy, Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 1/8/2009 của Đại hội đồng cổ đông Hapulico đã vi phạm trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật và Điều lệ công ty, nên cần hủy bỏ theo quy định tài Điều 107 Luật Doanh nghiệp.
Cũng theo bản án của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội cho thấy: Nội dung của Nghị quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBT ngày 11/8/2009 của Đại hội đồng cổ đông Haphulico là bước tiếp theo sau khi đã ra Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 1/8/2009 của Đại hội đồng cổ đông Hapulico, “Bãi miễn tư cách cổ đông” của Công ty Ba Đình từ ngày 1/8/2009 (là hệ quả của Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 1/8/2009).
Như đã phân tích của Hội đồng xét xử của Tòa phúc thẩm, việc “Bãi miễn tư cách cổ đông” của Công ty Ba Đình là không đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Hapulico, Nghị Quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBT ngày 11/8/2009 của Đại hội đồng cổ đông Haphulico được ra trên cơ sở xác định Công ty Ba Đình không còn là cổ đông của Hapulico nữa (theo nội dung của Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 1/8/2009), nên nó cũng đương nhiên vi phạm Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Hapulico.
Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: “Việc rút vốn dưới hình thức tín dụng đã làm Công ty Ba Đình đương nhiên mất tư cách cổ đông tại Hapulico theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 84 Luật Doanh nghiệp. Nghị quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBT ngày 11/8/2009 của Hapulico là không vi phạm pháp luật, vì lúc này Công ty Ba Đình không còn là cổ đông của Hapulico”. Như đã phân tích ở trên, nhận định này của Tòa án sơ thẩm là suy diễn, không có căn cứ.
Việc Đại hội đồng cổ đông của Hapulico ra Nghị quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBT ngày 11/8/2009, giao cho ba cổ đông sáng lập khác góp thay số vốn Công ty Ba Đình đã góp đủ vào Hapulico và thay đổi cơ cấu vốn điều lệ của Hapulico là trái với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Vi phạm quyền của cổ đông
Ngoài ra, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội nêu rõ: Công ty Ba Đình đã và đang là cổ đông của Hapulico, có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty, nhưng Hội đồng quản trị Hapulico không triệu tập cổ đông là Công ty Ba Đình đến tham dự phiên họp Đại hội đồng cổ đông ngày 11/8/2009 là vi phạm quyền của cổ đông được quy định tại Điều 79 Luật Doanh nghiệp.
Mặt khác, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lại đưa thêm nội dung bãi miễn tư cách thành viên Hội đồng quản trị của ông Nguyễn Tiến Trung là vi phạm khoản 2, Điều 99, Điều 100, Điều 101 Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, Nghị quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBT ngày 11/8/2009 của Đại hội đồng cổ đông Hapulico cũng vi phạm cả về trình tự, thủ tục ra quyết định, và nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật và Điều lệ công ty nên cũng cần phải hủy bỏ.
Ông Lương Văn Phú, Giám đốc Công ty Ba Đình cho biết: “Công ty Ba Đình rất tin tưởng vào sự công minh, khách quan và đúng pháp luật của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao khi xét xử vụ án này". (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
 
Tại bản án phúc thẩm số 21/2011/KDTM-PT ngày 27/01/2011 Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã quyết định:
“1. Hủy bỏ Quyết định số 29/2009/QĐ-ĐHĐCĐ ngày 01/08/2009 của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Hapulico và Nghị quyết số 31/1/2009/NQ-ĐHĐCĐBT ngày 11/08/2009 của Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2009 của Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hapulico.
2. Xác định Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình là cổ đông sáng lập, sở hữu 2.640.000 cổ phần phổ thông, chiếm 24% vốn điều lệ của Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Hapulico”.
Theo nhận định của nhiều doanh nhân, luật sư và những người am hiểu pháp luật thì bản án phúc thẩm của TAND Tối cao được dư luận đánh giá là bản án xét xử "thấu tình, đạt lý".
Ngày 11/9, trao đổi với PV Dân trí, ông Lương Văn Phú, Giám đốc Công ty Ba Đình cho biết: “Công ty Ba Đình rất tin tưởng vào sự công minh, khách quan và đúng pháp luật của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao khi xét xử vụ án này, để Tòa án thực sự là chỗ dựa tin cậy của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại niềm tin cho mọi người".
Thực tế các quy định của pháp luật hiện hành cũng như Luật Doanh nghiệp không có quy định nào ngăn cấm cổ đông vay tiền, tài sản để đầu tư cũng như thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua, mà chỉ quy định cổ đông có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và “không được rút vốn đã góp bằng cố phần phổ thông ra khỏi công  ty dười mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần” (Khoản 1, Điều 80, Luật Doanh nghiệp).
Dân Trí